Với sự hỗ trợ của Email Server, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể gửi mail nhanh chóng, chính xác hơn từ đó nâng cao được hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng, support kịp thời. Trong bài viết dưới đây, V9 TECH sẽ giới thiệu đến người dùng TOP 10 nhà cung cấp Email Server miễn phí đáng tin cậy nhất.
Giới thiệu về Email Server
Email Server là gì?
Email Server là hệ thống máy chủ được thực hiện cấu hình riêng theo tên miền của doanh nghiệp, là giao thức chuyên nghiệp dùng để giao tiếp thư tín, quản lý, giao dịch thương mại và truyền thông nội bộ. Về tính năng, Email Server dùng để gửi và nhận thư dạng điện tử, bên cạnh đó còn có khả năng sắp xếp, lưu trữ các email trên internet.
Nhìn chung, về cơ bản Email Server vẫn là server điện toán đám mây hay server riêng lẻ được cấu hình nhằm mục đích gửi và nhận thư điện tử. Ngoài các thông số tương tự như server bình thường, nó còn có các thông số khác liên quan đến email như số lượng tài khoản email, email forwarder.
Có mấy loại Email Server?
Email Server có 2 loại:
+ Mail Server Microsoft và Google: Hai đại diện lớn nhất cho dịch vụ Email Server là Google và Microsoft với quy mô lớn, cùng hệ thống bảo mật chặt chẽ. Nhờ đó người dùng có thể sử dụng đầy đủ tiện ích gồm Google Workspace, Email 365.
+ Mail Server độc lập: Hệ thống được thiết kế riêng cho tổ chức hoặc ISP xử lý với khối lượng thư lớn. Đồng thời được bổ sung các tính năng như hợp tác Outlook, đồng bộ hóa, quản trị web và webmail, quản trị từ xa. Nhờ đó có thể giúp nâng cao kết nối cơ sở dữ liệu và kiểm soát tốt hơn.
Lợi ích khi sử dụng Email Server bạn nên biết
Sự ra đời của Email Server đã mang đến nhiều thuận tiện cho tất cả mọi người trong việc trao đổi thông tin và nhiều lợi ích như sau:
+ Tốc độ xử lý cao giúp người dùng có thể gửi và nhận thư ngay lập tức dù khoảng cách địa lý có xa đến đâu.
+ Tăng độ uy tín, chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp.
+ Tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.
+ Hỗ trợ quản lý, kiểm soát mail đi/mail nhận một cách dễ dàng.
+ Mang đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp khi dùng mail với tên miền của website công ty.
+ Hỗ trợ quảng bá, marketing cho thương hiệu của doanh nghiệp.
+ Sao lưu dữ liệu từ Email Server về máy tính đơn giản, dễ dàng hơn.
TOP 10 nhà cung cấp email server giá rẻ, uy tín trên thị trường
SendPulse
Định hướng phát triển ban đầu của SendPulse là tập trung vào Email Marketing. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển và mở rộng, hiện tại đơn vị này đã cung cấp nhiều giải pháp Marketing khác nhau. Trong đó nổi bật hơn cả chính là dịch vụ Email Server miễn phí.
Dịch vụ này của SendPulse cho phép người dùng gửi tối đa 12.000 email miễn phí trong một tháng với dịch vụ SMTP Server và 15.000 Email Marketing. Còn nếu nhu cầu bạn vượt quá số lượng này cần mua gói trả phí khoảng 8.85 USD/tháng (tương đương 214.542 đồng). Lúc này SMTP có thể gửi đi 25.000 email.
SendinBlue
SendinBlue là dịch vụ Email Server Free cho phép bạn gửi cả Email Marketing và email giao dịch. Hơn nữa, nhà cung cấp này còn mang đến nhiều tính năng phục vụ cho marketing như tự động tiếp thị…
Hiện tại, với dịch vụ Email Server Free bạn có thể gửi tối đa 300 email/ngày, đây là số lượng khá lớn. Trong trường hợp bạn cần nhiều hơn thì cần nâng cấp lên gói trả phí, với mức giá từ 25 USD/tháng (tương đương 606.050 đồng) cho 40.000 email/tháng.
MailJet
MailJet là công ty con của Mailgun, cung cấp tích hợp các dịch vụ email trong một hệ thống. Đơn vị này cũng mang đến dịch vụ Mail Server Free chuyên dùng thiết kế, thực hiện và triển khai chiến dịch Email Marketing.
Lựa chọn dịch vụ của MailJet, người dùng có thể gửi tối đa 200 email/ngày tương đương 6000 email/tháng hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên email miễn phí được gửi có đính kèm logo MailJet.
Bên cạnh đó, bạn cũng hoàn toàn có thể nâng cấp lên gói trả phí với mức giá 8.69 USD/tháng (khoảng 210.663 đồng). Với gói Basic này bạn có 30.000 lượt gửi mail và không giới hạn trong ngày.
Pepipost
Dịch vụ Mail Server Free của Pepipost hết sức linh hoạt khi có thể được kết nối với bất kỳ ứng dụng hay dịch vụ nào, kể cả website WordPress. Pepipost cung cấp cho người dùng gửi 30.000 email miễn phí trong 1 tháng đầu tiên và 100 email miễn phí mỗi ngày trong tháng tiếp theo.
Nếu có nhu cầu sử dụng nhiều tính năng hơn thì cần nâng cấp lên các gói trả phí. Hiện tại gói rẻ nhất của Pepipost có giá 25 USD (tương đương 606.050 đồng) với tối đa 150.000 email/tháng. Cách sử dụng tương đối đơn giản khi nhà cung cấp này đã phát triển một Plugin WordPress nhằm giúp người dùng kết nối với API Pepipost (thay vì cách dùng thông tin đăng nhập).
Postmark
Postmark là một trong những nhà cung cấp Mail Server Free khá nổi tiếng, được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Mặc dù hiện nay đơn vị này đã ngừng cung cấp email miễn phí, tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng bản trải nghiệm free trước khi quyết định mua các gói dịch vụ.
Với bản trải nghiệm bạn có thể gửi tối đa 100 mail/tháng, còn khi nâng cấp lên bản trả phí 10 USD/tháng (tương đương 242.420 đồng) sẽ cho phép gửi tới 10.000 email/tháng mà không bị giới hạn số lượng theo ngày.
Maildocker
Maildocker nổi bật với giao diện quản trị đơn giản, đẹp mắt và thân thiện người dùng. Đặc biệt quá trình gửi và hiệu suất email luôn được thống kê và thông báo đến người dùng một cách chi tiết nhất, gồm: Số lượng email đã đọc, đã gửi, thời gian nhấp, giỏ hàng…
Hiện tại, Maildocker cho phép người dùng sử dụng bản Free Trial để trải nghiệm được chất lượng và tính năng cơ bản của dịch vụ. Còn trong trường hợp bạn có nhu cầu sử dụng nâng cao hơn, hãy truy cập vào website để lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, với mức giá khởi điểm là 24.95 USD (tương đương 604.838 đồng), cho phép gửi 100.000 email mỗi tháng.
Elastic Email
Elastic Email là dịch vụ Mail Server Free phù hợp với doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp Email Marketing trọn gói. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ được sở hữu một kho tài nguyên email templates đa dạng với nhiều chủ đề, thuộc mọi lĩnh vực.
Để dùng thử dịch vụ miễn phí, các bạn có thể truy cập theo đường link này: https://elasticemail.com/. Sau đó, khi nhận thấy phù hợp, bạn có thể mua bản trả phí với mức giá từ 9 USD trở lên (tương đương 218.178 đồng)/tháng.
SendGrid
SendGrid là nhà cung cấp dịch vụ email được nhiều khách hàng đánh giá cao về độ tin cậy và an toàn. Hệ thống này với các API toàn diện có thể tích hợp dễ dàng vào bất kỳ ứng dụng, hệ thống nào. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp gửi và nhận thư dễ dàng hơn.
Điểm đặc biệt là bạn có thể sử dụng miễn phí dịch vụ với tối đa 100 email/ngày. Khi có nhu cầu nâng lên gói cao hơn, nhà cung cấp này cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn với số lượng email tối đa có thể lên tới 1.500.000 email/tháng.
SparkPost
Điểm nổi bật của SparkPost là hệ thống này cho phép người dùng thống kê số liệu chi tiết như số lượng email đã gửi, tỷ lệ mở – xem thư… Nhờ đó người làm marketing có thể phân tích và đưa ra phương án hiệu quả nhất để tăng doanh số.
Tuy nhiên, nhược điểm của dịch vụ này là chỉ miễn phí khi người dùng đăng ký bản dùng thử tại link: https://messagebird.com/pricing/email-sending?sp=true. Hơn nữa, các tính năng khá hạn chế, vì vậy đòi hỏi bạn cần nâng cấp lên gói cao hơn nếu muốn sử dụng dịch vụ đầy đủ và tối ưu hơn.
Gmail SMTP Server
Đây là một trong những dịch vụ Mail Server Free nổi tiếng nhất thế giới. Với tài khoản Gmail miễn phí bạn có thể gửi tối đa 500 email/24 giờ. Còn với dịch vụ trả phí Google Workspace trả phí bạn có thể gửi tối đa 200 email/24 giờ.
Tuy nhiên, nhược điểm của dịch vụ miễn phí này là bạn chỉ có thể gửi mail bằng địa chỉ tenemail@gmail.com mà không phải được thêm bất kỳ tài khoản nào khác. Để gửi mail bằng địa chỉ tên miền doanh nghiệp thông qua SMTP thì bạn phải mua thêm tài khoản Google Workspace.
Tóm lại sử dụng Email Server Free giúp tiết kiệm chi phí, tuy nhiên sẽ bị giới hạn tính năng và số lượng email gửi theo ngày. Điều này gây ra nhiều bất cập với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Bạn cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.