Trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc như hiện nay, việc tiếp cận và lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với học tập trực tuyến (E-learning). Để xây dựng một hệ thống học tập trực tuyến hoàn chỉnh, hoạt động trơn tru thì không thể bỏ qua vai trò của LMS – Hệ thống quản lý học tập. Nếu bạn đang tìm hiểu về E-learning thì chắc hẳn đã nghe qua thuật ngữ LMS. Nhưng để hiểu rõ LMS là gì? Nó có chức năng và vai trò gì đối với giáo dục và đào tạo hiện nay? Bài viết này V9 Tech sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin trực quan nhất về LMS.
1. LMS là gì?
LMS là viết tắt của Learning Management System (hay Tiếng Việt gọi là Hệ thống quản lý học tập). Về bản chất đây là một phần mềm ứng dụng cho phép việc quản lý, hệ thống các tài liệu, nội dung đào tạo thành các khóa học hay chương trình đào tạo. LMS còn đóng vai trò giúp kết nối người học, giảng viên và truyền tải nội dung đào tạo một cách linh hoạt, bất kể thời gian và địa điểm. Đồng thời cũng giúp theo dõi, báo cáo hiệu suất học tập của học viên hay hiệu quả của chương trình đào tạo. Do đó LMS được xem như là nền tảng cốt lõi của học tập trực tuyến (E-learning).
LMS xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1990 với mục đích hỗ trợ đào tạo tại các trường đại học .Sau đó, LMS càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, cho phép các trường học, trung tâm đào tạo cung cấp các chương trình học trực tuyến chất lượng cao,… Ngày nay, LMS đã trở thành công cụ không thể thiếu trong giáo dục hiện đại. Không chỉ tại trường học, LMS còn được sử dụng phổ biến cho đào tạo tại các doanh nghiệp hay tổ chức với sự đa dạng về tính năng và khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
2. Cấu trúc của LMS được cấu thành từ 2 thành phần chính
Thành phần công nghệ: Gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các khóa học, chứng thực người dùng, cung cấp các dữ liệu hay thực hiện các thông báo,…Thành phần này được quản lý và điều khiển bởi người lập trình, người quản lý hệ thống.
Giao diện người dùng: Thành phần thứ hai là giao diện người dùng chạy trên nền các trình duyệt web hay ứng dụng. Giao diện này được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng cho cả người học và giảng viên, giúp truy cập và thao tác thuận tiện trên mọi thiết bị. Thành phần này được dùng bởi các chủ thể trong hệ thống học trực tuyến như người quản lý, giảng viên và học viên.
3. Vai trò của LMS
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục và học trực tuyến e-learning hiện nay, mang đến nhiều lợi ích to lớn cho cả giảng viên và học viên. Dưới đây là những vai trò cụ thể của LMS:
Nâng cao hiệu quả học tập:
- Tiếp cận tri thức mọi lúc mọi nơi: Học viên có thể linh hoạt học tập mọi lúc mọi nơi chỉ cần có thiết bị kết nối internet, không bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm.
- Học tập cá nhân hóa: LMS hỗ trợ cá nhân hóa lộ trình học tập cho từng học viên, giúp họ học tập theo tốc độ và khả năng của bản thân.
- Theo dõi tiến độ học tập: Hệ thống ghi nhận và theo dõi chi tiết hoạt động học tập của học viên, giúp giáo viên đánh giá hiệu quả học tập và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tiết kiệm chi phí và thời gian:
- Giảm chi phí cho cả giáo viên và học viên: LMS giúp tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu, thuê giảng viên, cơ sở vật chất,… cho giáo viên và học phí, chi phí đi lại,… cho học viên.
- Tối ưu hóa thời gian học tập: Học viên có thể tự sắp xếp thời gian học tập phù hợp với bản thân, không cần tốn thời gian di chuyển đến lớp học.
Mở rộng cơ hội học tập:
- Tiếp cận kiến thưc dễ dàng hơn: LMS giúp học viên tiếp cận nguồn tri thức khổng lồ ở bất cứ đâu trên thế giới.
- Cung cấp nhiều khóa học đa dạng: LMS cho phép giáo viên cung cấp nhiều khóa học đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng học viên.
- Nâng cao chất lượng giáo dục: LMS giúp nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cung cấp cho học viên môi trường học tập hiện đại và hiệu quả.
Thúc đẩy đổi mới trong giáo dục:
- Ứng dụng các công nghệ mới: LMS cho phép ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), thực tế ảo (AR),… vào giáo dục, giúp nâng cao chất lượng học tập.
- Thay đổi phương pháp giảng dạy: LMS khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy mới, tập trung vào học viên, giúp học viên học tập chủ động và hiệu quả hơn.
4. Chức năng cốt lõi của hệ thống LMS
Chức năng quản lý lưu trữ dữ liệu số:
Chức năng này cho phép các chủ thể trên hệ thống E-Learning có thể đăng tải các khóa học cũng như các tài liệu số liên quan hỗ trợ người học. Các dữ liệu số được đăng tải có hệ thống phân loại theo định dạng tập tin, dung lượng, theo thời gian đăng tải,…và được kiểm soát nội dung.
Chức năng bảo mật:
Đây là chức năng rất quan trọng trong hệ thống LMS, nó bảo vệ hệ thống dữ liệu của các chủ thể một cách an toàn. Hơn thế nữa, các thông tin cá nhân liên quan các chủ thể hoặc các dữ liệu liên quan đến tài chính cũng được bảo vệ.
Chức năng đáp ứng:
Tương thích đa chủng loại thiết bị truy cập: Chức năng này hỗ trợ nhiều thiết bị công nghệ truy cập hệ thống LMS như máy tính bàn, laptop, thiết bị di động, hay máy tính bảng,…
Băng thông đảm bảo lưu lượng người dùng truy cập vào hệ thống học trực tuyến.
Chức năng đa chủ thể:
Tính năng này hỗ trợ một lớp học/một chương trình đào tạo trực tuyến có sự tham gia tương tác cùng lúc bởi nhiều giáo viên và nhiều học viên, họ đến từ nhiều nơi trên toàn thế giới.
Chức năng đa ngôn ngữ:
Một LMS dùng làm mục đích kinh doanh, vận hành trên môi trường Internet có thể tiếp cận một cá nhân bất kỳ tại một quốc gia nào đó trên thế giới. Cho nên, việc cho phép chuyển đổi các ngôn ngữ qua lại hoặc ít nhất là một ngôn ngữ quốc tế cần được tích hợp vào hệ thống LMS.
Chức năng quản lý giao dịch:
Chức năng này cho phép hệ thống LMS kiểm soát được các giao dịch phát sinh khi tương tác với các khóa học trực tuyến của các chủ thể: Giao dịch giữa học viên với người cung cấp dịch vụ E-Learning (học phí); Giao dịch giữa người cung cấp dịch vụ E-Learning với tác giả khóa học (thù lao giảng viên/tiền phân chia lợi nhuận khóa học) hay các giao dịch tiền ký gửi học theo hình thức ví điện tử,…
Quản lý người dùng:
Tạo tài khoản, phân quyền truy cập, quản lý thông tin cá nhân của học viên và giảng viên.
Quản lý nội dung:
Tải lên, lưu trữ, chia sẻ đa dạng các loại tài liệu học tập như bài giảng, video, hình ảnh,…
Chức năng thi, kiểm tra:
Chức năng này cho phép các học viên tham gia kiểm tra năng lực học tập hoặc xếp loại sau khi trải qua quá trình học. Các hình thức thi và kiểm tra phổ biến trên hệ thống LMS như trắc nghiệm, nhiệm vụ tương tác thông qua game,…
Chức năng theo dõi, kiểm soát:
Chức năng này cho phép người học hoặc chủ thể trung gian quản lý người học có thể kiểm soát tiến trình học tập cũng như năng lực người học qua từng giai đoạn.
Chức năng quản lý tương tác, hỗ trợ:
- Tương tác giữa các học viên: Chức năng này cho phép các học viên có thể trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu qua hệ thống chat, email hoặc SMS,…nhằm tương tác hỗ trợ học tập.
- Tương tác giữa học viên với tác giả: Chức năng cho phép giữa học viên và tác giả khóa học/chương trình đào tạo có thể trao đổi thông tin hoặc đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
- Tương tác giữa học viên, giảng viên với quản trị hệ thống: Chức năng cho phép 2 chủ thể là người cung cấp kiến thức khóa học và người nhận khóa học tương tác trao đổi với quản trị hệ thống. Các vấn đề tương tác liên quan như các quy định, chế độ,…
Kết luận
Hệ thống LMS là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ việc học tập và quản lý trong tổ chức của bạn. Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về LMS, hy vọng những thông tin trong bài nãy sẽ hưu ích với bạn, giúp bạn ứng dụng và lựa chọn được LMS phù hợp cho tổ chức của mình.