1. Location
Đây là thông số quan trọng nhất khi bạn quyết định mua một hosting, location tạm hiểu vị trí đặt máy chủ, ví dụ: hosting đặt tại Việt Nam và người dùng bất kỳ truy cập vào website của bạn cũng ở tại Việt Nam, như vậy tốc độ sẽ rất nhanh.
Có thể hiểu rằng tốc độ tỷ lệ thuận với quãng đường điểm truy cập của người dùng và hosting, ví dụ bạn ở Việt Nam và truy cập một website có máy chủ đặt tại Hoa Kỳ thì tốc độ sẽ rất chậm, hiện nay có rất nhiều dịch vụ CDN giải quyết vấn đề này nhưng hãy luôn ưu tiên chọn location gần nhất với đại đa số người dùng.
Nếu website của bạn có người dùng đa số đến từ Việt Nam thì hãy ưu tiên lựa chọn hosting trong nước như: AZDIGI, Nhanhoa, Tinohost… ngoài ra hosting location từ Singapore hoặc Hong Kong cũng là sự lựa chọn không hề tồi.
2. Dung lượng ổ cứng
Bạn chứa càng nhiều file thì sẽ cần dung lượng ổ cứng càng lớn, đa số các nhà cung cấp hosting đều dùng ổ cứng SSD , một số khác còn dùng cả SSD NVME cho tốc độ trích xuất dữ liệu cực nhanh, đừng mua hosting từ những nhà cung cấp sử dụng ổ cứng HDD nhé.
Với những website dạng blog hoặc bán hàng thông thường thì dung lượng khoảng 1 GB là đủ, nếu bạn tối ưu tốt thì chỉ chiếm khoảng 500 MB, mình có một blog với 140 bài viết nhưng chỉ tốn có 700 MB dung lượng, thông thường bạn chỉ nên dùng hosting để lưu mã nguồn và hình ảnh, còn video bạn nên nhúng hoặc lưu trữ trên nền tảng thứ 3 nhằm giúp giảm dung lượng và tăng tốc độ load.
Tất cả nhà cung cấp hosting đều hỗ trợ nâng cấp hosting lên gói cao hơn, vì vậy bạn chỉ cần dùng gói hosting cỡ 1 GB là đủ, sau này nếu nhu cầu phát sinh thì hãy nâng cấp sau, phí nâng cấp sẽ bao gồm số tiền mà bạn đã đăng ký gói ban đầu, nhà cung cấp sẽ tự động khấu trừ. Tất cả dữ liệu và cấu hình hosting đều sẽ được giữ nguyên sau khi nâng cấp.
Một vài nhà cung cấp có hosting không giới hạn dung lượng ổ cứng tuy nhiên lại giới hạn số lượng file, thông thường sẽ từ 200,000 file, với con số này thì cũng quá thừa với một website WordPress, cứ yên tâm mua hosting không giới hạn dung lượng nhé, không sao cả.
3. CPU
Trên những gói hosting giá rẻ thường chỉ được trang bị CPU 1 core mà thôi, tương tự như trên máy tính cá nhân, càng nhiều core thì xử lý càng nhanh, ưu tiên sử dụng CPU từ 2 core trở lên nếu xử lý các tác vụ nặng, website của bạn là dạng blog hoặc bán hàng cỡ nhỏ thì 1 core cũng quá ok rồi.
4. Downtime
Đây là thông số rất quan trọng mà đa số người dùng khi mua hosting đều bỏ qua, các nhà cung cấp hosting thường chỉ cam kết downtime 99.9% vậy trung bình mỗi tháng hosting sẽ bị downtime trong 43 phút. Downtime là khoảng thời gian mà hosting hoàn toàn không hoạt động.
Tùy hãng sẽ có cam kết downtime khác nhau và không cố định, cũng có những hãng làm rất tốt mỗi tháng downtime chỉ dưới 20 phút, theo mình downtime dưới 50 phút/tháng là hoàn toàn chấp nhận được. Downtime gây ảnh hưởng không hề nhỏ nếu bạn vận hành website về thương mại điện tử.
Vì vậy nếu muốn giảm downtime tối đa hay mua hosting business từ V9Cloud hoặc Interdata, ở nhu cầu cao hơn nữa hay dùng vps Vultr, DigitalOcean. Cách để kiểm tra chính xác được nhà cung cấp nào ngon hay dở hãy đăng bài lên các group Facebook để hỏi.
5. Băng thông
Băng thông hay bandwidth được định nghĩa là lượng dữ liệu tối đa được truyền qua internet trong khoảng thời gian nhất định, thông thường băng thông được biểu thị bằng số bits, kilobits, megabits, gigabits.
Bạn tạm hiểu rằng băng thông giống như đường ống nước chảy vậy, kích thước ống càng lớn thì lưu lượng nước tối đa chảy qua ống càng nhiều, đa số nhà cung cấp hosting đều cho phép sử dụng không giới hạn băng thông nên bạn cứ yên tâm mua gói bất kỳ mà không yêu cầu phải suy nghĩ nhiều.
- Bandwidth (băng thông): lượng dữ liệu tối đa có thể truyền đi trong một khoảng thời gian nhất định, thường đo trong 1 giây
- Transfer: tổng lưu lượng dữ liệu đã được truyền đi
6. RAM
Tương tự như trên máy tính RAM là bộ nhớ tạm để lưu trữ các thông tin cần thiết, RAM càng cao thì hosting xử lý các tác vụ càng mượt, mình thường chọn hosting 1 GB RAM trở lên.
7. Các thông số khác của gói hosting
- Control panel: nên chọn hosting sử dụng Cpanel hoặc DirectAdmin, đây là 2 panel dễ dùng và phổ biến nhất
- Addon domain: số lượng tên miền phụ bạn có thể thêm vào, ví dụ gói hosting có 2 addon domain thì có thể cài đặt tối đa 3 website, gồm 2 addon và 1 tên miền chính
- Database: thông thường số database tạo sẽ giới hạn tương ứng với số lượng website được cài đặt, mỗi website sẽ sử dụng một database
- FTP: đây là cổng kết nối cho phép upload và download file trực tiếp từ máy tính lên hosting thông qua phần mềm FTP, gần như 100% nhà cung cấp đều hỗ trợ miễn phí
- PHP: đa số hỗ trợ PHP từ phiên bản từ 5.6 đến 8.1
- SSL: 100% các nhà cung cấp hosting đều cài đặt SSL miễn phí từ Let’s Encrypt, có thể tự mua SSL và cài đặt nếu muốn
Bạn không cần phải mất thời gian tìm hiều và chọn hosting nữa, hãy mua ngay gói Web Hosting của V9 Cloud, đây là best choice dành cho người mới, về V9 Cloud thì không cần phải bàn nữa, nhân viên hỗ trợ rất nhiệt tình, hosting khá nhanh, lại còn được tặng full bộ combo plugin WordPress, tất cả gói hosting đều dùng Cpanel với đầy đủ các tính năng: backup, ngăn ngừa mã độc, memcached…