Hotline: 1900.2177

Email: info@v9.com.vn

Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu

Trong bối cảnh hiện nay, dữ liệu đã trở thành một tài sản vô giá. Các nhà phân tích thị trường hàng đầu đã gọi tên thời đại này là “Kỷ nguyên dữ liệu”. Tại Việt Nam, trong hành trình chuyển đổi số, dữ liệu được coi là yếu tố cốt lõi, thiếu dữ liệu thì quá trình này không thể hoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng này, V9 Tech mong muốn chia sẻ với bạn một cái nhìn toàn diện về các biện pháp bảo vệ dữ liệu, đặc biệt là về sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa (Backup và DR), để bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp của mình.

Những nguy cơ mất dữ liệu

Các doanh nghiệp hiện nay đang đối mặt với hàng loạt nguy cơ có thể dẫn đến mất mát dữ liệu nghiêm trọng. Dưới đây là năm nguyên nhân chính:

  1. Lỗi phần cứng: Những sự cố liên quan đến máy chủ, ổ cứng hay các thiết bị mạng có thể làm gián đoạn việc truy cập dữ liệu và hoạt động của ứng dụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của doanh nghiệp.
  2. Lỗi do con người: Sai sót trong quá trình quản lý hệ thống, chẳng hạn như xóa nhầm hay sửa file, có thể gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có biện pháp sao lưu thích hợp.
  3. Tấn công mạng: Ngày nay, tấn công mạng đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mất dữ liệu, vượt qua cả các lỗi phần cứng và lỗi do con người. Đặc biệt, các cuộc tấn công mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc (ransomware) đang ngày càng phổ biến. Khi dữ liệu bị mã hóa mà không có bản sao lưu, doanh nghiệp sẽ gần như không có cách nào để khôi phục, ngoài việc phải tuân theo yêu cầu của hacker hoặc tái tạo dữ liệu từ nguồn khác.
  4. Thảm họa tự nhiên: Những hiện tượng tự nhiên như động đất, lũ lụt hay cháy nổ có thể gây ra mất điện và hỏng hóc hệ thống dữ liệu.
  5. Lỗi thiết bị lưu trữ tập trung: Khi hệ thống lưu trữ tập trung của doanh nghiệp (NAS, SAN, Object Storage) gặp sự cố, nguy cơ mất toàn bộ dữ liệu là rất cao, gây gián đoạn dịch vụ của khách hàng.

Giải pháp bảo vệ dữ liệu: Backup và DR

Để đối phó với những nguy cơ trên, hai giải pháp phổ biến nhất hiện nay là Backup và DR ((sao lưu và phục hồi sau thảm họa). Tuy nhiên, chúng được áp dụng trong những trường hợp khác nhau, tùy thuộc vào loại dữ liệu cần bảo vệ.

Backup là quá trình sao chép dữ liệu thành nhiều bản và lưu trữ ở các vị trí khác nhau để đảm bảo khả năng khôi phục khi có sự cố xảy ra với thiết bị chính. Giải pháp này đặc biệt hữu ích trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến lỗi phần cứng, lỗi do con người và tấn công mạng.

DR (Disaster Recovery) là quá trình chuẩn bị và ứng phó với các thảm họa công nghệ. Giải pháp này bao gồm ba yếu tố chính: Kế hoạch, quy trình và công cụ nhằm đảm bảo hệ thống CNTT của doanh nghiệp được khôi phục trong thời gian ngắn nhất. DR phù hợp để xử lý các sự cố nghiêm trọng như thảm họa tự nhiên và lỗi thiết bị lưu trữ tập trung.

Xây dựng chiến lược Backup và DR hiệu quả

Để triển khai một chiến lược Backup và DR hiệu quả, cần phải chú trọng ba yếu tố chính:

  1. Xác định loại và nguồn dữ liệu: Không phải tất cả dữ liệu đều cần được sao lưu. Doanh nghiệp cần xác định rõ loại dữ liệu (cấu trúc hay phi cấu trúc) và nguồn dữ liệu (vật lý hay ảo hóa) để ưu tiên sao lưu cho những dữ liệu quan trọng.
  2. Quan tâm đến RPO và RTO: RPO (Recovery Point Objective) là thời điểm mà dữ liệu có thể được khôi phục lại, còn RTO (Recovery Time Objective) là thời gian cần thiết để khôi phục lại hệ thống. Ví dụ, nếu hệ thống gặp sự cố lúc 8h và thời điểm sao lưu gần nhất là 2h, thì bạn sẽ mất dữ liệu từ 2h đến 8h. RPO thể hiện lượng dữ liệu mất theo thời gian, trong khi RTO cho biết thời gian khôi phục từ thời điểm yêu cầu restore đến khi hệ thống hoạt động lại bình thường. Do đó, cần xây dựng chiến lược sao lưu và phục hồi dựa trên các chỉ số này.
  3. Áp dụng quy tắc 3-2-1 trong sao lưu dữ liệu: Quy tắc này bao gồm việc tạo ra 3 bản sao lưu dữ liệu (1 bản chính và 2 bản sao), trong đó 2 bản sao lưu sẽ được lưu trữ tại doanh nghiệp và trên hai phương tiện khác nhau để phục vụ việc khôi phục nhanh nhất. Bản chính sẽ được lưu offsite (ngoài site) để đề phòng trường hợp trung tâm dữ liệu gặp sự cố.

5 bước cơ bản triển khai dự án sao lưu và phục hồi dữ liệu

Để triển khai một dự án sao lưu và phục hồi dữ liệu thành công, doanh nghiệp có thể thực hiện theo năm bước sau:

  1. Xác định loại dữ liệu cần backup: Đánh giá rủi ro của từng loại dữ liệu để xác định thứ tự ưu tiên sao lưu.
  2. Lập kế hoạch cho từng loại dữ liệu: Xác định loại dữ liệu nào cần Backup, loại nào cần DR và yêu cầu RPO, RTO tương ứng. Từ đó xây dựng các Job backup cụ thể cho từng loại dữ liệu.
  3. Lựa chọn giải pháp phù hợp: Tùy vào hạ tầng CNTT của doanh nghiệp mà lựa chọn giải pháp Backup và DR phù hợp. Hiện nay, hạ tầng CNTT tại Việt Nam rất đa dạng, bao gồm cả hệ thống vật lý, Private Cloud, Public Cloud và Multi-Cloud.
  4. Triển khai giải pháp: Thực hiện triển khai theo kế hoạch đã đề ra.
  5. Diễn tập định kỳ: Hệ thống CNTT thường xuyên thay đổi, do đó cần diễn tập định kỳ để giảm thiểu sai sót và rút ngắn thời gian khôi phục khi có sự cố.

Tổng kết

Bài viết giúp các bạn bước đầu hiểu được sự cần thiết của việc Backup và DR, đầu tư vào các giải pháp Backup và DR không chỉ là bảo vệ tài sản quý giá mà còn là bảo vệ sự sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

1900.2177

Hotline liên hệ

Gửi ticket

Gửi yêu cầu đến trung tâm hỗ trợ

Live chat

Nhắn tin trực tiếp với chúng tôi

Công ty cổ phần công nghệ V9

Hình thức thanh toán

1900 2177
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon